Đánh giá TV Toshiba 65L9300U
Friday, June 13, 2014
Ra mắt đầu tiên ở CES 2013, Toshiba hứa hẹn mang tới một mẫu Tivi hỗ
trợ chuẩn định dạng 4K (cao gấp 4 lần chuẩn FUll HD) hiện nay, với nhiều
cải thiện ở chất lượng màn hình. Tuy nhiên thực tế Toshiba 65L9300U
có giá bán ở mức quá cao so với hiệu năng của nó. Khi mà nhiều mẫu TV
có độ phân giải 1080p hay 4K sản xuất năm 2013 có thể làm ngang bằng
hoặc thậm chí còn tốt hơn.
Series L9300U bao gồm 3 phiển bản với kích
cỡ màn hình lần lượt là 56, 65 và 84 inchs. với giá bán tương ứng trong
khoảng 4999 - 16999 Đô la (từ 110 - 360 triệu đồng). Cấu hình ở các
phiên bản là tương đương nhau, do đó những đánh giá với mẫu Tivi 65
inchs dưới đây cũng đúng với phiên bản 56 và 84 inchs.
Theo nhà sản xuất, cả ba chiếc TV thuộc dòngL9300U đều sử dụng
vi xử lý CEVO 4K Quad+Dual, Wi-Fi tích hợp, Miracast, WiDi và hỗ trợ
tính năng thông minh Cloud TV giúp kết nối và chia sẻ nội dung với các
thiết bị điện tử khác qua Internet.
Thiết kế
Toshiba 65L9300U sử dụng kiểu thiết kế quen thuộc, thường thấy trên
rất nhiều mẫu TV 4K sản xuất năm 2013 trên thị trường. Mặc dù về tổng
thể nó vẫn đẹp nhưng dường như chưa xứng đáng với số tiền lớn mà người
dùng phải bỏ ra để sở hữu chiếc TV này.
Lớp viền trắng bằng bạc chạy xung quanh thân máy tạo thành điểm nhấn
khá ấn tượng, khi hầu hết toàn bộ màn hình được phủ bằng màu đen. Tuy
nhiên ở các cạnh góc máy lại sử dụng chất liệu nhựa đặc biệt, điều này
có vẻ làm giảm tính sang trọng của toàn bộ sản phẩm. Về phần chân dê,s
sử dụng chân đế cố định, dạng chữ nhật, có màu bạc. Với trọng lượng nặng
của chiếc TV, việc cố định chân đế có thể gây bất tiện nếu người dùng
muốn thay đổi góc nhìn, việc di chuyển sẽ khó khăn. Hầu hết những chiếc
TV cao cấp hiện nay cung cấp một thiết kế chân đế dạng trục xoay, được
thiết kế cách điệu, vừa đảm bảo linh hoạt hơn mà tính thẩm mỹ cũng rất
cao.

Thiết kế của chiếc điều khiển cũng không thực sự hợp lý: quá nhiều
nút và tỷ lệ các nút không đều, gây khó khăn cho thao tác của người
dùng. Các phím bố trí gần nhau nên thường xuyên phải nhìn xuống nếu
không muốn bấm nhầm, và đặc biệt khi ấn phát ra tiếng 'click', nút cứng
không có sự êm ái. Phần phím chức năng ở giữa cũng không được trang bị
đèn nền Blacklit.
Phần mềm điều khiển máy cũng gây một sự thất vọng lớn. Ở một chiếc
TV cao cấp, nằm trong các dòng TV thông minh nhưng giao diện đơn giản,
thường thấy ở các TV cấp thấp. Những khung hiển thị, tìm kiếm không có
một lời giải thích, cùng với hàng loạt lựa chọn khó hiểu và rối rắm. Tín
hiệu Wifi cũng khá chập chờn, dù rằng nó hoạt động ổn định hơn vào
những lần bật sau. Thi thoảng cũng xảy ra hiện tượng giật, lag và phải
tắt máy khởi động lại.
Tính năng
Với mẫu TV này, Toshiba đã không trang bị cho nó khá nhiều tính năng
cao cấp hiện nay như: điều khiển cảm ứng từ xa, tích hợp camera phục vụ
đàm thoại trực tuyến hoặc nhận diện cử chỉ, không có khả năng nhận diện
giọng nói...
Sử dụng công nghệ đèn nền LED (edge-lit), có khả năng làm mờ cục bộ,
Toshiba gọi nó là "Dynalight". Tốc độ làm mới hình ảnh được hãng công bố
ở mức rất cao là 240Hz. Tuy nhiên trên thực tế thử nghiệm nó không khác
mấy so với các model 120Hz. 65L9300U có tính năng tự động chuyển video
độ phân giải HD 1080p hoặc thấp hơn lên định dạng 4K, hình ảnh có cải
thiện nhiều tuy nhiên không thể hy vọng chất lượng tương đương với các
Video chuẩn 4K được.
65L9300U là chiếc TV 4K đầu tiên hỗ trợ công nghệ 3D thụ động
Chất lượng hình ảnh
Được trang bị độ phân giải 4K nhưng thực tế chất lượng hiển thị hình
ảnh của máy chưa có sự khác biệt lớn so với các mẫu TV full HD, phân
giải 1080p đời thấp mang lại. Màu sắc nhìn chung chân thực, tuy nhiên ở
một số mày như đen sâu hoặc xám thì 65L9300U có độ tương phản khá kém,
mờ nhạt, tính đồng nhất không cao. Điểm hạn chế nữa là góc nhìn của máy
hơi hẹp, trong khi đế TV lại cố định nên người dùng khá bất tiện khi
muốn thay đổi góc máy.
Một ưu điểm của chiếc TV Toshiba này là kết hợp giữa tính năng 3D
cùng độ phân giải 4K. Với nhiều điểm ảnh hơn, nó đã khắc phục được rất
nhiều hiện tượng răng cưa khó chịu của công nghệ 3D thụ động, mang tới
hình ảnh mượt mà hơn. Trải nghiệm xem phim 3D khá dễ chịu và hãng cũng
cung cấp những chiếc kính chính hãng đi kèm khi mua máy,
Khả năng kết nối
Toshiba cung cấp cho người dùng một bản nâng cấp phần mềm đáng giá.
Chiếc TV có thể nhận dạng được nhiều nội dung chuẩn 4K hơn (do thị
trường hiện nay có tính phân mảng cao nên xuất hiện nhiều chuẩn định
dạng dù độ phân giải là như nhau). Nó có thể trình chiếu, phát video
thông qua cổng HDMI 2.0, với tốc độ 60 khung hình / giây cho hình ảnh
trơn tru, mượt mà.
Tuy nhiên, khi mà hầu hết các mẫu TV ra mắt tại CES hỗ trợ bộ chuyển
đổi HEVC để chạy trực tiếp các video trên kênh streaming nội dung 4K
Netflix thì Toshiba lại ra thông báo: HEVC sẽ không được cung cấp trên
các model L9300.
Bù lại thì nó lại có nhiều cổng kết nối hơn: 4 cổng HDMI, 1 VGA, 2
cổng USB và khe cắm thẻ nhớ SD. Cổng VGA hiện nay ít khi được xuất hiện
bởi nó chỉ hỗ trợ các thiết bị ngoại vi đời thấp, độ pahan giải chuẩn
WXGA+ 1440 x 900 pixel.
Tính năng 3D
Máy sử dụng công nghệ 3D thụ động. Với công nghệ này, hình ảnh 3D
hiển thị sống động hơn, màu sắc và hình ảnh cũng mượt hơn. Tuy nhiên, ở
các TV có độ phân giải Full HD, nó vẫn có một yếu điểm là xuất hiện các
mảng "rỗ", nhìn thấy rõ hiện tượng răng cưa khi xem phim ở khoảng cách
gần. Điều này khá khó chịu.
Tuy nhiên, với mật độ điểm ảnh nhiều hơn gấp 4 lần, sự kết hợp lần
đầu tiên giữa chuẩn 4K và công nghệ 3D thụ động đã khắc phục được phần
nào những hiện tượng trên. Trải nghiệm khi xem video, phim chất lượng
cao hỗ trợ 3D tốt hơn rất nhiều,
Hiện tại, cản trở lớn nhất đối với những TV 3D là lượng nội dung
(Blu-ray, kênh truyền hình, game…) vẫn còn khá ít ỏi. Tuy nhiên trong
tương lai, việc thưởng thức phim 3D tại nhà cũng mang lại trải nghiệm
tuyệt vời không kém gì so với việc xem phim tại rạp.
Kết luận
Với số tiền bỏ ra lớn nhưng chất lượng mang lại không cao. Các mẫu TV
Toshiba giới thiệu thoại CES không thực sự hấp dẫn được người dùng.
Tuy nhiên với những người yêu thích phim 3D thì 65L9300U vẫn mang tới những điều khác biệt và trải nghiệm thú vị.
All comments [ 0 ]
Your comments