Chuyển làn không bật xi-nhan bị phạt bao nhiêu tiền?

Tuesday, May 20, 2014


Chuyển làn không bật xi-nhan bị phạt bao nhiêu tiền? Mức sử phạt cho lỗi khi chuyển làn không bật xin nhan. Quy định về mức phạt chuyển làn không bật xi-nhan bị phạt bao nhiêu tiền? Chuyển làn không bật xi-nhan bị phạt như thế nào ?



Người điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy đi vào lề đường dành cho người rẽ sang phải nhưng không bật xi-nhan thì có bị xử phạt không? Trong nội thành đi ô tô, xe máy có bị “bắn” tốc độ không?

Về vấn đề trên, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8, Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 2/4/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 71) thì:

Người điều khiển xe ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; người điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Như vậy, việc điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy đi vào lề đường dành cho người rẽ sang phải nhưng không bật đèn xi-nhan (không có tín hiệu báo trước) là vi phạm các quy định nêu trên.

Xe máy chỉ đi tối đa trong nội thành 40 km/giờ

Tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.

Tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 6 Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ quy định:

Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường bộ từ vị trí đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” đến vị trí đặt biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ được ghi trên biển báo đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư đối với ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi là 50 km/h; đối với xe mô tô, xe gắn máy là 40 km/h.

Nguồn chinhphu.vn
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments